[tintuc] 

KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH BỆNH TẬT CHO GÀ CHỌI VÀO MÙA ĐÔNG

Thời tiết, khí hậu mùa đông là lúc gà dễ mắc phải một số triệu chứng và bệnh tật gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy người nuôi gà chọi cần phải đặc biệt chú ý và đề phòng. Thế nên, xin gửi đến cho các bạn một số kiến thức và kỹ thuật phòng bệnh để giảm thiểu tối những nguy cơ gà chọi mắc bệnh, giúp cho gà nòi của bạn nuôi trở nên khỏe mạnh và sung sức hơn.

Che chắn chuồng nuôi kín gió



 

 

Mặc dù gà chọi luôn được cho là có thể trạng tốt hơn rất nhiều so với những loại gà khác nhưng không có nghĩa là chúng không bị bệnh. Vì thế để giữ ấm cho gà trong mùa đông, chuồng trại của gà cần được che chắn kỹ bằng áo mưa hay những tấm nứa cho khả năng chắn gió và giữ nhiệt tốt. Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng. Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chó, cáo, chuột…. Nền chuồng nên rải thêm trấu nhưng cần phải dọn dẹp thường xuyên.

Thời tiết mùa đông, nhiệt độ xuống thấp đi kèm với không khí hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus gây bệnh ở gia cầm phát sinh và lây lan mạnh. Nếu trong thời điểm này chúng ta không chủ động phòng bệnh thì gà nuôi rất dễ mắc phải những bệnh cúm, rù từ đó dẫn đến việc trị bệnh cho gà trở lên rất phức tạp và khó khăn.

Chuẩn bị máng ăn, máng uống

 

 

Máng ăn và máng uống của gà cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh để thức ăn cho gà tồn động. Với những ăn còn thừa cần phải đổ đi, không nên để lại bữa sau cho gà bởi vì thức ăn sẽ dễ bị lên men, gà ăn vào sẽ bị đi ngoài và đầy bụng làm gà mất sức.

Cách nuôi gà chọi mùa đông cũng cần được quan tâm và cẩn thận hơn. Chủ nuôi không nên thả gà ra ngoài vườn vào buổi sáng sớm vì xương buổi sáng mùa đông khá độc. Chỉ nên cho gà ra vườn từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều lùa gà về chuồng. Đặc biệt vào những ngày mưa phùn gió bấc, chúng ta cần giữ ấm thêm cho gà bằng cách lắp thêm bóng đèn trong chuồng gà để giữ ấm cho gà.

Chủ nuôi cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc gà trong thời điểm này thật cẩn thận.

Chăm sóc nuôi dưỡng cho gà chọi

 

 

Sáng sớm và chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất để di chuyển gà. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống. Thức ăn cho gà nên chú trọng vào những loại tinh bột như gạo, cám ngô, bên cạnh đó xen kẽ cho gà ăn thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho gà chọi như thịt bò, trứng vịt lộn, lươn sống bằm nhỏ, ếch... để gà có đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng cần cho gà ăn nhiều chất xơ và cho gà dùng thêm các loại thuốc bổ nếu cần thiết. Ngoài ra, lượng nước cung cấp cho gà mỗi ngày phải đảm bảo sạch sẽ và đủ số lượng.

Vệ sinh phòng bệnh cho gà

 

 

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ khu vực lân cận chuồng gà để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccin cho gà đúng lịch, đủ liều.

[/tintuc]

 [tintuc]


CÁCH NUÔI DƯỠNG GÀ CHIẾN BẤT BẠI BẠN CẦN BIẾT

Gà đá khác với gà thịt, thân hình của các chiến kê không quá lớn mà phải đảm bảo được các cơ săn chắc, bộ da dạy, xương to, cứng cáp để ra đòn mạnh và chịu đòn tốt, giảm thiểu được độ sâu của vết thương. Do đó chế độ dinh dưỡng kết hợp với luyện tập luôn có những sự khác nhau một cách rõ rệt trong suốt quá trình thực hiện cách nuôi gà đá. Cách nuôi gà đá tại nhà phải có được sự tỉ mỉ nhất định trong cả cách chăm sóc và các nguyên tắc tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng. Đồng thời chế độ luyện tập cũng là một yếu tố quan trọng để hình thành nên một bản tính gan góc của một chiến binh thực thụ. Tiếp theo đây,  sẽ chia sẻ cùng bạn đọc một số chế độ nuôi giúp gà khỏe mạnh, sức bền dài và chống chịu lại được với bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng



 

Cách nuôi dưỡng gà chiến bất bại bạn cần biết

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp gà khỏe mạnh hơn

Gà đá trong suốt thời kỳ sinh trưởng đến lúc tham gia thi đấu thì nguồn thức ăn cho gà chủ yếu là thóc lúa, rau xanh, thịt bò, lươn và một số loại vitamin để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng chống chọi lại với môi trường khắc nghiệt.

Tùy vào từng giai đoạn mà lượng rau xanh, protein và vitamin bổ sung sẽ có sự tăng giảm để tránh việc trọng lượng gà tăng nhanh không kiểm soát được. Quá trình phục hồi cũng được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng đến vết thương của gà.

Chế độ luyện tập

 

Cách nuôi dưỡng gà chiến bất bại bạn cần biết

Luyện tập thường xuyên giúp gà quen với đòn thế và tăng sức bền cho gà

Gà đá sau 7 tháng tuổi thường được các sư kê cho bước vào giai đoạn luyện tập để có thể nhuần nhuyễn với các cách đá, đồng thời sẽ không sợ sệt trước các đối thủ trên đấu trường. Chế độ luyện tập trong cách nuôi gà đá sẽ bao gồm có các bước cơ bản.

– Tắm nắng, quần sương, dầm cán, vô nghệ giúp da dày, chân cứng hơn

– Cho gà đá giao lưu với các gà khác, cho gà chạy bội thường xuyên để tăng cường thể lực và sức bền.

– Không nhốt lồng quá lâu để thể trạng gà được linh hoạt, tinh ranh hơn

– Thực hiện công việc đeo chì vào chân gà để rèn luyện sức dẻo dai.

Cách nuôi gà đá đảm bảo được nguyên tắc phòng bệnh

 

Cách nuôi dưỡng gà chiến bất bại bạn cần biết

Phòng bệnh cho gà tránh đi những sự cố không đáng có

Bệnh dịch là nguyên nhân khiến cho sức khỏe của gà ngày càng giảm sút, cùng với đó chính sức bền, các cơ sẽ giảm mạnh nếu không chữa trị kịp thời. Một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà như: dịch tả, đau mắt, tụ huyết trùng Newcastle… xảy ra khi thời tiết thay đổi. Do vậy các nguyên tắc phòng bệnh phải được thực hiện trong cách nuôi gà đá, dập tắt nguy cơ hình thành nên mầm mống gây bệnh.

– Vệ sinh, khử trùng chuồng trại thường xuyên

– Chuồng luôn đảm bảo được thoáng mát ban ngày, ấm về ban đêm

– Tiêm vacxin, tẩy giun, sán theo định kỳ.

[/tintuc]

 

[tintuc]
HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ | ĐÁ BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG

Trong các phương pháp nuôi gà chọi tốt nhất thì cách nuôi gà đá được sự quan tâm đông đảo của rất nhiều người. Mặc dù để huấn luyện cho chiến cưng của mình không phải là điều dễ dàng nhưng BioSpring tin rằng với những hướng dẫn và bí quyết dưới đây, bạn sẽ tìm ra được những kỹ thuật độc đáo để biến chú gà chọi của mình thành chiến kê dẻo dai, lợi hại trong mọi trận chiến.

Hướng dẫn cách nuôi gà đá | Đá bách phát bách trúng


Trong các phương pháp nuôi gà chọi tốt nhất thì cách nuôi gà đá được sự quan tâm đông đảo của rất nhiều người. Mặc dù để huấn luyện cho chiến cưng của mình không phải là điều dễ dàng nhưng BioSpring tin rằng với những hướng dẫn và bí quyết dưới đây, bạn sẽ tìm ra được những kỹ thuật độc đáo để biến chú gà chọi của mình thành chiến kê dẻo dai, lợi hại trong mọi trận chiến.

 

Hướng dẫn cách nuôi gà đá lực mạnh

 

Nếu bạn đang đọc bài viết này, BioSpring tin rằng bạn đang sở hữu ít nhất một chú gà chọi hoặc đang chuẩn bị tham gia vào thú vui tao nhã này. Và điều mà bất cứ một ai nuôi gà chọi đều mong muốn rằng chiến cưng của mình có sức chịu đựng dẻo dai, vạm vỡ, tốc độ với những cú đá chuẩn xác từng centimet. Tuy nhiên nếu chỉ chuẩn xác thôi thì chưa đủ bởi đòn đá trúng nhưng lực yếu cũng không khiến đối thủ chao đảo. Vậy qua bài viết này BioSpring sẽ hướng dẫn cách nuôi gà đá hiệu quả với những cú đá có lực mạnh nhất.

 

Làm sao để với một đòn cướp đi sinh mạng đối thủ ?

Để nuôi thành công một con gà chọi không hề đơn giản.Bởi nuôi không phải để giết thịt mà để đá đấu, chọi. Kinh nghiệm hiệu quả từ người Thái là dùng thuốc để nuôi gà đá nhưng thật sự cách làm này thực sự gây hại cho gà .Vì thế BioSpring không giới thiệu nhiều về phương pháp này. Nếu không dùng thuốc chúng ta sẽ làm gì?

Vạn sự khởi đầu nan, chúng ta cần chọn giống gà đá thật tốt từ bé.

 

Theo những chia sẻ của chuyên gia có tiếng về cách nuôi gà đá lực mạnh, không phải cả đàn đều có thể làm giống được mặc dù gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng. Ai nghĩ như vậy là sai lầm, những con xương yếu, chậm lớn, hoặc có biểu hiện không tốt cần phải loại bỏ ngay từ đầu. Những con còn lại cần đợi tới tháng thứ 3 để tiến hành chọn lựa.

 

Việc lựa gà không thể đánh giá qua một lần mà phải bằng nhiều đợt. Những điểm cần xem xét để lựa được giống tiềm năng là : xem vóc dáng, tướng mạo và vảy chân.

 

Để gà đá có lực mạnh cần chọn gà mẹ như thế nào ?

Là một yếu tố then chốt trong tuyển tập hướng dẫn cách nuôi gà đá, BioSpring nhận ra rằng trong nhà họ chỉ nuôi một dòng mái họ ưng ý nhất. Không có một ai nuôi nhiều gà mái, bởi vì họ sợ mái lạc ra ngoài thiên hạ sẽ có giống tốt của mình. Chúng tôi từng gặp người có cả trăm gà trống đi đá độ nhưng chỉ vỏn vẹn mươi con mái là nhiều.

 

Như đã nói phía trên mỗi lứa sinh ra đều được chọn lựa kỹ càng và những con mái không đạt yêu cầu sẽ bị giết thịt và tất nhiên dù được trả giá cao ngất nhưng họ cũng không chịu bán đi.




 

  • Kỹ thuật vần gà chuẩn xác luyện gà chọi đòn

 

Vần gà là một trong các kỹ thuật quan trọng mà bạn cần thực hiện đều đặn để chú gà của mình sung sức hơn. Có ba hình thức vần như sau:

  • Gà vần gà, hay gọi là vần đòn, vần hơi: Vớihình thức này, bạn cuốn quanh chân hai chú gà chọi lại, bịt mỏ để chúng tự ‘quần thảo’ với nhau.
  • Gà vần người, hay gọi là tập bộ, bao gồm hình thức ‘quay thóc’: Bạn sẽ đóng vai như người tập luyện cùng chiến kê của mình.
  • Hai gà chạy lồng: 2 chú gà chọi sẽ được nhốt cùng chung vào một chiếc lồng để luyện chạy đuổi nhau. Khi đó, bạn ngồi ngoài để đếm số vòng chạy của chúng.

Tuy nhiên, để gà đá có lực, bạn cần biết vần gà theo các mức độ trong quá trình nuôi. Nguyên tắc vẫn phải vần theo mức độ tiêu năng lượng từ ít đến nhiều qua các hình thức từ đơn giản tới phức tạp. Và khi gà đã đạt mức tiêu hao năng lượng đỉnh điểm rồi thì bạn hạ dần mức độ xuống để chúng thích nghi và giữ được một thể lực hoàn chỉnh.

 

Sau đây là công thức vần gà chung trong cách nuôi gà đá lực mạnh nhé:

+ Vòng 1: Bạn vần 1 hồ đòn 15 đến 20 phút rồi cho gà nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 7 ngày.

+ Vòng 2: Vần 2 hồ đòn 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 10 ngày.

+ Vòng 3: Vần 3 – 4 hồ đòn trong khoảng 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 7 phút, tiếp khoảng ba ngày sau thì vần 4 hồ hơi từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 7 phút. Cuối cùng, khoảng 4 ngày sau bạn cho gà bắn chân 10 phút rồi nghỉ bảy ngày trước khi cho chiến đấu.

2. Cách luyện tập cho gà đá có lực?

Kỹ thuật vào nghệ

 

Thực ra để chiến kê của bạn có sức chịu những đòn hiểm và có khả năng phát lực khi tung đá hay để cơ thể săn chắc phụ thuộc rất rất nhiều ở kỹ thuật này. Đầu tiền, bạn dùng nghệ trong miền nam nấu với muối, có thể là phèn chua hay một số thuốc đặc dụng, cứ nấu cho tới khi độ sánh tốt là ổn. Tiếp theo, hãy dùng cọ hoặc bàn chải để bôi lên khắp thân thể của gà. Và nếu ai chưa ghi nhớ 2 lưu ý sau đây, cần tìm hiểu lại về cách nuôi gà đá lực mạnh lần nữa:

  • Phải vào nghệ nhiều ở những vùng mà gà hay dính đòn ví dụ như mặt, đầu,lưng, cổ, cánh, hốc nách, ngực, vai… và không ngoại trừ những vùng thường tích mỡ như gầm bụng, mông v.v..
  • Riêng khoeo gối và phần đùi thì vào nghệ nhạt bớt, vào nhật là bởi vì để tránh trường hợp gà bị cứng cựa không thể đá được.

 

Cách ra nghệ cho gà chọi đòn

Nếu đã áp dụng xong kỹ thuật vào nghệ trên khoảng 6 tiếng thì bạn cần phải tiến hành công đoạn “ra nghệ”. Việc này được chia ra làm 3 lần như sau:

  • Lần 1: Phun nước chè đồng thời dùng tay xoa cho bớt nghệ.
  • Lần 2: (Sau lần 4 tiếng) Tiếp tục phun nước chè và cũng xoa đều cho bớt nghệ.
  • Lần 3: Trước khi ra nghệ, tiến hành tập quay thóc cho gà, sau đó cho ra nghệ bằng cách om chè tươi xong phun tắm khô cùng rượu hay cùng nước đun sôi để nguội.

Quần sương dãi nắng

Quần sương – dãi nắng là 1 hình thức khổ luyện giúp gà sở hữu sự chịu đựng dẻo dai. Chiến kê của bạn phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt, dù nắng nóng hay mưa lạnh hay , thậm chí cả khi sương dày đặc thì gà vẫn bắt buộc phải phơi mình luyện tập để có được một sức khỏe đột phá và khả năng chịu được những đòn nặng.

Hằng ngày, bạn nên cho gà dãi nắng khoảng 60 phút buổi trưa. Tuy nhiên, trong quá trình phơi nắng, phải đặt gà trên nền ẩm, mát và để trong lồng một cốc nước. Còn nếu như thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao khoảng 34 tới 35 độ thì trước khi phơi, bạn nên cho gà uống thêm một chút sâm để đảm bảo sức khỏe.

Cách om chườm luyện gà chọi đòn

Om chườm là một kỹ thuật nuôi gà chọi quan trọng mà BioSpring không thể bỏ qua trong bài viết hướng dẫn cách nuôi gà đá bởi nó giúp làm tăng sức bền, tăng khả năng chịu đòn, tăng lực đá và giúp cho cơ thể gà được săn chắc hơn.

Để có được 1 nồi om chuẩn, bạn tiến hành nấu nước sôi với củ nghệ, ngải cứu, cau khô và muối. Sau đó, tiến hành om nóng khoảng 10 tới 15 phút và thực hiện tiếp các thao tác om chườm trên cơ thể gà. Đặc biệt lưu ý sau khi nấu xong, không được để quá 4 ngày.



[/tintuc]

tin-tuc